Để tạo ra khối tài sản khổng lồ, Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nhiều lần liên kết lập kế hoạch “mua đất” của dân với giá rẻ mạt, rồi bán lại với mức sinh lời gấp 50-60 lần, hút máu của hàng vạn dân nghèo, đẩy họ vào cảnh khốn quẫn khi nhà mất, sinh kế không còn. Đau đớn thay, dân càng nghèo, càng đi vào đường cùng thì liên minh này lại không ngừng bỏ túi khối tài sản kếch xù, một tay thì trở thành tỷ phú đô la thứ hai Việt Nam, một tay thì vung tiền cung phụng cho bồ nhí lên đến vài trăm tỷ đồng, tất nhiên, đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.
Trịnh Văn Quyết – một luật sư nghèo nhưng biết thời thế, vung tiền tạo dựng chút quan hệ với giới quan chức địa phương và nhanh chóng vụt sáng thành tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam, nắm trong tay khối tài sản lên tới hơn 10.000 tỷ đồng nhờ các dự án BĐS rải rác khắp nhiều tỉnh ven biển. Tập đoàn FLC đi đến đâu, dân rơi vào cùng quẫn đến đó, đặc biệt là ở Thanh Hóa. Tất nhiên, phải kể công lớn nhất là Bí thư Trịnh Văn Chiến. Nếu không có ông, ai sẽ thay Quyết cưỡng chế dân, cướp đất, cấm biển, thậm chí cả mồ mả dòng họ tổ tiên cũng không nằm yên. Ai sẽ dốc lòng tạo điều kiện cho Quyết mua đất của dân với giá rẻ mạt rồi quy hoạch bán lại với giá cao gấp 50-60 lần?
Cặp đôi Quyết – Chiến xem ra phối hợp khá ăn ý. Nếu Bí thư Trịnh Văn Chiến có “quyền sinh quyền sát” đối với sự phát triển của toàn tỉnh Thanh Hóa, lấy đất ở đâu, cho nhà đầu tư nào, bán giá bao nhiêu đối với ông dễ như trở bàn tay. Thì Trịnh Văn Quyết lại là một tay buôn lại sành sỏi, chỉa mục tiêu vào các khu BĐS và du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng. Không phải tự nhiên mà bạc tỷ nối đuôi nhau chạy vào túi nếu Quyết – Chiến kinh doanh bất động sản “hiền lành” như cả triệu người khác và làm việc mẫn cán. Họ có chiêu, tay phải họ cầm gươm đi “mua đất” với giá rẻ mạt, tay trái họ ban hành các văn bản quy định về thu hồi đất, “hợp thức hóa” bằng cái gọi là đề án quy hoạch và phát triển tỉnh, che chắn mọi chống đối của người dân hay những phát hiện gian trá do truyền thông khui ra. Họ biết ăn và biết chia. Họ thành công vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.
Doanh nghiệp sân sau của Bí thư Thanh Hóa
Để làm rõ khối tài sản của Bí thư Trịnh Văn Chiến có nguồn gốc từ đâu và khổng lồ như thế nào? Quả thật không phải dễ.
Theo những tài liệu thu thập được, việc làm đầu tiên của ông Trịnh Văn Chiến sau khi bỏ ra số tiền 60 tỷ đồng để chạy lên chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2010 là: Ban hành các văn bản để thu hồi lại toàn bộ quỹ đất đai đô thị trên địa bàn TP Thanh Hóa và các mỏ trên toàn tỉnh Thanh Hóa về UBND tỉnh quản lý. Vì ông thừa biết, muốn làm giàu nhanh chóng thì chỉ có đất đai, mỏ… là siêu lợi nhuận để vơ vét.
Khi hàng chục ngàn hét ta đất đô thị, hàng nghìn mỏ đất đá, quặng sắt đã thu về tay mình, ông Chiến đã thực hiện các bước tiếp theo là quy hoạch lại thành các dự án bất động sản và cố tình chỉ định cho các DN sân sau – không cần đấu giá để chia lô bán nền cho dân giá lên đến hàng chục triệu đồng/m2, trong khi chỉ nộp thuế với cái giá “quá bèo” khiến cho ngân sách thất thu mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng.
Chỉ cần điểm qua sơ qua vài dự án bất động sản tại Thanh Hóa như: 34 Ngô Từ; Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, Tp Thanh Hóa; dự án Khu biệt thư cao cấp Quảng Cư, Sầm Sơn… Với diện tích hàng chục ha, những dự án bất động sản này đều nằm ở vị trí “đất vàng”, nhưng dưới bàn tay và sự phù phép của Trịnh Văn Chiến, khu đất vàng bị biến thành “giá bèo” khiến cho ngân sách thất thu hàng trăm tỷ đồng.
Từ năm 2010 đến nay, Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông Chiến có dính dáng đến 62 tỷ đồng tiền của Công ty xây lắp dầu khí PVC Thanh Hóa đang được điều tra có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đã được ưu ái cấp cho hàng trăm dự án “béo bở” thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng để chia chác. Cụ thể như: dự án cải tạo, xây dựng chính điện Khu di tích lịch sử Lam Kinh (tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng).
Tại KKT Nghi Sơn, Trịnh Văn Chiến trực tiếp cướp đất của doanh nghiệp và nhân dân để giao cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn ha mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá, đất rừng. Doanh nghiệp này dưới sự bảo kê của ông đã trở thành “độc cô cầu bại” hoành hoành trong KKT Nghi Sơn: cho các nhà thầu nước ngoài thuê mặt bằng tập kết thiết bị máy móc với giá cắt cổ thu về hàng chục triệu USD, khiến cho nhà thầu uất ức; dự án Lọc hóa dầu bị chậm tín độ, gây thiệt hại cho các bên liên doanh hàng trăm triệu USD; dung túng cho Nhà máy nước Hồ Quế Sơn của Công ty Anh Phát – Sông Chu làm trái bất chấp sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, xây dựng từ tháng 10/2016, bóp nghẹt một doanh nghiệp khác trong tỉnh, đe dọa nguồn nước sạch của hàng ngàn hộ dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Chưa kể, hàng đoàn xe tải chở đất đá của Anh Phát ngày đêm giày xéo khiến hệ thống đường 512 và các đường nhánh trong khu vực huyện Tĩnh Gia, KKT Nghi Sơn xuống cấp nghiêm trọng nhưng không bồi thường, đẩy gánh nặng cho ngân sách tỉnh.
Khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh, ông Chiến không ngừng “ưu ái” cho các doanh nghiệp sân sau là Anh Phát, Cty XD Miền Trung … ứng hàng nghìn tỷ đồng ngân sách phục vụ các dự án xây dựng cơ bản nhằm kiếm các quả đậm từ 10-20%/tổng vốn công trình. Thậm chí, có những công trình không thi công ông vẫn ký cho ứng vốn. Số dư vốn tạm ứng lớn, nhưng việc hoàn ứng chậm cho đến nay vẫn không thể quyết toán, không thể thu hồi lên đến cả nghìn tỷ đồng. Điển hình là dự án Đường giao thông QL 47 đi đường Hồ Chí Minh (141 tỷ), dự án đường Vành đai phía Tây TP Thanh Hóa (114 tỷ), Nâng cấp đường Hồi Xuân – Tén Tằn (164 tỷ), đường giao thông KKT Nghi Sơn (259 tỷ), đường Phù Nhi – Bản Chai (110 tỷ)…
Dẫn chứng cụ thể là Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương; 34 Ngô Từ, TP.Thanh Hóa… Đây là những dự án đã có mặt bằng tương đối “sạch”, thay vì UBND tỉnh Thanh Hóa phải tổ chức đấu thầu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất về tối đa cho ngân sách thì ông Chiến đã ủy quyền cho cấp dưới ký ban hành các Quyết định tự lựa chọn nhà đầu tư và ấn định một giá đất rất ưu ái vào năm 2013, khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh.
Với dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương – khu đất vàng, diện tích hơn 29.000m2 mà ngân sách nhà nước chỉ thu về 29 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi DN mà ông chỉ định đã bán cho dân giá dao động từ 30-40 triệu đồng/m2. Như vậy ngân sách đã thất thu hàng trăm tỷ đồng từ dự án này là quá rõ.
Dự án 34 Ngô Từ, TP Thanh Hóa ông cũng làm điều tương tự. Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông và ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên Chủ tịch UBND, Bí thư tỉnh ủy thanh Hóa. Đáng lẽ ra sau khi cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông phải chỉ đạo cho đấu giá công khai để thu tiền tối đa về cho ngân sách. Ngược lại, ông cho doanh nghiệp phân lô bán nền 139 lô đất từ năm 2013 và ưu ái kéo dài thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước và mãi đến cuối năm 2015 mới tính giá đất cho doanh nghiệp, với cái giá thấp bèo là 3,3 triệu/m2. Trong khi DN bán hết 139 lô cho dân từ năm 2013 với giá từ 12-18 triệu/m2.
Nói đến các DN sân sau, ông thao túng, ưu ái ký cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn héc ta đất mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá trong KKT Nghi Sơn. Ông cũng trực tiếp thò tay vào can thiệp để ép buộc các nhà thầu nước ngoài thi công dự án Lọc hóa dầu thuê lại với giá cắt cổ. Ông chỉ đạo cho Ban Quản lí KKT Nghi Sơn ban hành văn bản gửi đến các nhà thầu với nội dung: Trong KKT Nghi Sơn và Thanh Hóa, Nghệ An thì chỉ có DN Anh Phát mới có đủ năng lực về tài chính, phương tiện máy móc, mỏ đất đá, mặt bằng… để đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư. Việc làm này của ông đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, độc đoán khiến cho dự án Lọc hóa dầu chậm tiến độ đến nay còn chưa thể đưa vào vận hành, thiệt hại về vật chất cho các bên liên quan lên đến hàng trăm triệu USD.
Liên minh ma quỷ Quyết – Chiến hút máu, làm giàu trên mồ hôi xương máu của dân
Sự kiện hàng nghìn người dân, ngư dân Sầm Sơn tổ chức biểu tình hồi tháng 03/2016 để đòi lại bãi biển – bến thuyền neo đậu bám biển mưu sinh như một việc tức nước vỡ bờ khi dân không ngừng bị chèn ép. Chắc hơn ai hết, ông Chiến là người hiểu rõ tại sao dân lại bức xúc như thế?
Khi rước Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC về Thanh Hóa đầu tư 5,5 nghìn tỷ đồng để đổi mới Sầm Sơn, người dân mặc dù đồng ý nhượng lại nhà cửa, ruộng vườn cho dự án mà ông Chiến khởi xướng. Nhưng ông lại “được đằng chân lân đằng đầu”, vì số tiền hàng triệu, chục triệu USD nhận của Trịnh Văn Quyết mà bất chấp luật lệ, đạo đức, tư cách của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa – lợi dụng Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản “cướp nốt” vài km bờ biển Sầm Sơn còn sót lại, biến danh thắng này, các bến thuyền neo đậu của ngư dân trở thành tài sản của FLC thu lợi bất chính. Chưa kể, tiền thì ông và Trịnh Văn Quyết ăn chia, còn đoạn đường mấy trăm tỉ đồng phục vụ cho FLC thì ngân sách tỉnh hào phóng lấy tiền thuế của dân để chia, ông trả lời với người dân ra sao?
Khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn thuộc phạm vi do ông Bí thư Trịnh Văn Chiến quản lý trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã xua đuổi hàng ngàn hộ dân đang sinh họat tại vùng biển này không thể không có sự tiếp tay của ông mà FLC thành công được.
Chưa kể, ông Chiến còn nhất quyết chỉ đạo cưỡng ép 12 hộ dân Sầm Sơn không chịu di dời nhà cửa, ép dân vào đường cùng chỉ vì giá đền bù 1,5 triệu/m2 vuông đất thổ cư, trong khi đó FLC lại quy hoạch chính mảnh đất đó thành biệt thự và chia lô bán với giá 40-60 triệu/m2. Ai đã gây ra cảnh ai oán vì bị cướp đi nhà cửa, ruộng vườn và thậm chí là nghề bám biển mưu sinh? Ai đã biến toàn bộ hàng chục Km bờ biển, bãi biển Sầm Sơn thành của riêng để hơn 80 vạn nhân dân rơi vào cảnh thê thảm, tổ chức mít tinh, biểu tình đòi quyền lợi hợp pháp cho mình hàng tháng ròng nhưng đều kết thúc trong uất hận? Tại sao đường của dân, tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân bỏ ra xây mà FLC ngang nhiên chiếm dụng và cấm dân, thu 80 nghìn đồng/xe ô tô đi qua. Nghe đâu chỉ tính riêng tuyến đường làm bằng tiền ngân sách cho dự án của FLC này, ông Chiến đã được “thối lại” gần trăm tỷ xem như lại quả.
Dĩ nhiên làm ăn ở Việt Nam là phải biết “bôi trơn”. Từ một chị bán hàng rong cũng phải móc ra năm bảy trăm cho bọn dân phòng, quản lý thị trường rồi bây giờ là trật tự đường phố. Nhưng đối với trọc phú làm giàu bằng nước mắt và xương máu của nhân dân, họ có cách khác để chi tiền vừa bài bản, thông minh lại được tiếng là giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đó là vẽ dự án, những khu đô thị mới cần phải nổi lên để đẹp mặt thành phố. Phải tạo những khu resort làm mát mặt địa phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Những bài bản ấy báo chí không lạ, người dân không lạ và dĩ nhiên, lãnh đạo các tỉnh cũng hoàn toàn không lạ.
Tấm ảnh chụp ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC tươi cười trong một sự kiện khiến cho cả nước cay đắng. Cay đắng vì ông bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang bị dư luận lôi ra ánh sáng vì cung cấp hàng trăm tỷ cho bồ nhí Trần Vũ Quỳnh Anh. Còn ông Trịnh Văn Quyết, chủ nhân ông với các “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự. Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc giàu nhất nước.
Hai con người ấy kề cận tươi cười chụp hình bên nhau tuy không có giá trị là bằng chứng để truy tố nhưng nó có giá trị của sự liên tưởng, một giá trị tuyệt đối làm cho người dân tỉnh ngộ. Ông Chiến lấy đâu ra tiền cho gái nếu không kề vai kẹp cổ Trịnh Văn Quyết? Ông Quyết lấy đâu ra đất để xây resort nếu không cặp cổ ông Chiến dúi những phong bì dày cộm dưới gầm bàn?
Cái tinh thần “quyết chiến” ấy thể hiện trên ánh mắt uất hận của người dân Thanh Hóa. Nó nằm trên các trang mạng xã hội và người dân đã dần biết được câu hỏi “tại sao họ giàu như thế?”