Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Bắt trung tướng Vĩnh, lại nhớ đến chuyện của thượng tướng Phạm Quý Ngọ năm nào...

FB Quốc Phong

Chuyện bây giờ mới kể... 

Hôm nay, 6.4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh (63 tuổi, quê ở huyện Giao Thủy, Nam Định), nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 3, điều 281 bộ luật Hình sự năm 1999 do có liên quan đến chuyện bảo kê cho nhóm doanh nghiệp Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương" mở sòng bạc trên mạng". Nghĩ mà tiếc cho một nhân cách, một anh hùng ngày nào vì thiếu rèn rũa mà sa ngã lúc cuối đời .

Trước đó, cùng ngày 6.4, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.

Ông Vĩnh từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, là đại biểu Quốc hội khóa 12. Trong quá trình công tác tại Nam Định, do có những thành thích xuất sắc về phòng chống tội phạm, ông Vĩnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ năm 2010, ông Phan Văn Vĩnh được điều động từ Nam Định lên giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát. Từ tháng 4.2011, ông Vĩnh được bổ nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, thay thế cho người tiền nhiệm Phạm Quý Ngọ.

Trung tướng Vĩnh ngày nào từng là người hùng trong cuộc chiến chống tội phạm tại thành phố Nam Định rồi được thăng tiến lên Bộ làm Tổng cục phó Cảnh sát để rồi đến tháng 4/ 2011 lên làm Tổng cục trưởng kế nhiệm trung tướng Phạm Quý Ngọ được tín nhiệm bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Công an. Nếu như ngày mà ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinaline ra hầu toà, cũng đã khai ra người bày cách cho Dương Chí Dũng hãy "tạm lánh một thời gian". Và để đổi lấy lời khuyên quý như vàng này, Dũng khai đã đưa cho ông Ngọ nửa triệu đô la khi đến nhà để cầu cứu và xin ông Ngọ mách nước đào tẩu.

Tôi được biết. Ngay hồi đó, do tướng Ngọ chỉ đạo khâu quyết định bắt Dương Chí Dũng có ý chậm trễ cho nên Viện KSTC đã rất tinh ý ,họ đã cử hẳn một lãnh đạo túc trực cả ngoài giờ hành chính ở cơ quan chỉ để chờ bên bộ Công an hễ chuyển hồ sơ phê duyệt lệnh bắt tạm giam Dương Chí Dũng là ký luôn . Làm điều này cũng là để Viện tránh được chuyện bên nọ đổ lỗi cho bên kia chậm ...

Lẽ ra ngày đó, nếu Toà án mà cứ làm tới cùng, chắc sẽ phụt ra đủ thứ chuyện tày đình về thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Người cũng từng có điều tiếng trong vụ đánh án PMU18 . Tiếc thay, các cơ quan tố tụng đã không cho Dũng khai tiếp và cũng không truy tới cùng để khởi tố ông Ngọ.

Ít lâu sau, ông Ngọ vốn bị bệnh trọng từ trước 2006 cũng không qua nổi . Đám tang ngày đó cũng được tổ chức theo đúng nghi thức cấp Nhà nước ( thượng tướng ). Song phía sau cái chết ấy là vô vàn dấu hỏi đến nay vẫn chưa được giải mã.

Vậy là cái chức Tổng cục trưởng Cảnh sát như các ông Ngọ, ông Vĩnh từng giữ xem ra cũng dữ dằn thật !

Tôi nhớ lại chuyện cũ về tướng Phạm Quý Ngọ do có liên quan đến tôi năm 2006. Khi đó, ông là Tổng cục phó kiêm Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an.

Lúc đó, trong nội bộ Tổng cục Cảnh sát rất phức tạp. Tướng Phạm Xuân Quắc đang quyết liệt đánh án vụ Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 đánh bạc và chạy án và bị lôi ra ánh sáng. Bất chợt bộ CA thay đội hình đánh án mới bằng người chỉ huy mới là tướng Ngọ.



Tướng Ngọ không hiểu trình độ thế nào mà lại bị nhà báo Nguyễn Việt Chiến ghi âm công khai tại phòng làm việc của ông ta , thế mà tướng Ngọ vẫn ngang nhiên nói thằng," thằng Quắc nó định chơi tôi vụ này vì không theo hướng tụi nó. Kỳ này mà tôi gặp, tôi sẽ cầm dao đâm nó..."

Anh Việt Chiến ghi âm được, về báo cáo TBT Nguyễn Công Khế và tôi , lúc đó là PTBT Thanh niên. Tuy nhiên, chúng tôi đã không đưa lên báo vì ngay bữa đó, tướng Ngọ đã gọi cho anh Công Khế xin dừng vụ này không nên đăng báo dù trước đó đã đồng ý.

Chúng tôi cũng đồng ý vì nếu đăng lên thì cũng chẳng ra sao khi người ta nhìn vào ngành Công an .

Chuyện nghe đã thấy thật là kinh hãi và qua đó cho thấy nội bộ ngành Cảnh sát ngay từ năm đó đã có nhiều bất ổn và mất đoàn kết...





Trong suốt thời gian tôi bị A24 (Cơ quan An ninh điều tra triệu tập tôi lên lấy lời khai với tư cách là người có liên quan đến vụ bắt nhà báo Nguyễn Việt Chiến hồi tháng 6-7 năm 2008. Trong một lần lấy lời khai , thời điểm này hình như cũng là giai đoạn gần xong việc ghi lời khai thì phải. Tôi đọc biên bản ghi lời khi họ ghi về đoạn tướng Phạm Quý Ngọ thiếu kiềm chế bung ra biết bao chuyện nội tình của các cán bộ điều tra vụ PMU18, tôi đã trình bày trước ĐTV Hưng, thương uý và ĐTV Hùng, trung uý đại thể rằng : Tôi đọc lại những gì mình khai trước cơ quan điều tra mà thấy rất nể trọng các anh vì cả hai đều rất trẻ. Mặc dù tôi là một nhà báo lâu năm ,song không thề sửa nổi một từ trong lời khai mà các anh ghi dù chỉ là một dấu chấm hay dấu phảy là tôi đủ hiểu mình sẽ mệt mỏi thế nào rồi . Tôi hiểu các anh là người rất có trình độ và xứng đáng là đội ngũ lãnh đạo tương lai của ngành An ninh. Thế nhưng tôi thấy ông Phạm Quý Ngọ thì chỉ đủ tầm làm trưởng Công an huyện chứ không xứng đáng làm lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát. 

Nghe nói vậy, các anh bảo tôi rằng riêng đoạn này sẽ không ghi vào biên bản. Tôi cười nói rằng : Tôi khai là việc của tôi, ghi hay không là quyền của hai anh , nhưng dù không ghi thì các anh cũng nên báo cáo việc tôi trình bày này với thượng cấp của các anh.

Thế rồi ,sau những phút " sòng phẳng " này, tôi bỗng thấy giật mình và lo lắng cho chính mình. Không khéo họ sẽ điên tiết lên vì chuyện không nên nói thế này với họ.

Vào khoảng năm ông Ngọ lâm trong bệnh chỉ còn tính từng tháng. Chúng tôi được thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng mời cơm. Trong lúc vui chuyện, tôi gợi lại chuyện của tôi liên quan đến việc đã phản ứng hồi nào hơi mạnh (khiến ông từng rất giận tôi ngày nào) với các cơ quan pháp luật đến mức cơ quan ANĐT đã chuyển đề nghị Viện KSNDTC ký phê duyệt bắt thêm tôi cùng nhà báo Hoàng Hải Vân( cùng Thanh niên) , nhà báo Bùi Thanh và Đà Trang( cùng báo báo Tuổi trẻ). 

Tôi hỏi thật ông ngày đó quân lính cấp dưới của anh có báo cáo lại chuyện tôi phản ứng và dám chê tướng Ngọ chỉ xứng tầm trưởng Công an huyện không ? Ông Hưởng đã cười và nói với tôi và chị Phương Thảo , phó Tổng biên tập Thanh niên rằng chẳng thấy tụi nó báo cáo gì chuyện mà tôi vừa kể với ông.



Cái tối mà tướng Ngọ qua đời, tôi nhắn tin cho anh Đinh Thế Huynh, khi đó là Uỷ viên BCT, Trưởng ban Tuyên giáo TW Đảng và anh Thế Kỷ , khi đó là Phó ban Tuyên giáo Trung ương một câu trách khéo và rất chung, đại ý rằng : Giá như ngày đó các anh lãnh đạo mà tin vào Quốc Phong trong vụ PMU 18 với các bằng chứng được ghi âm thì lúc này, khi ông Ngọ qua đời các anh lãnh đạo sẽ dễ xử chứ đâu mắc kẹt như bây giờ do phải viết điếu văn cho lễ tang ông ấy với tinh thần đồng chí Ngọ mất, Đảng ta mất đi một cán bộ tài năng, suất sắc và ... này nọ ...

Anh Huynh không thấy nhắn lại tôi nhưng anh Thế Kỷ thì có nhắn , anh bảo tôi" thôi anh ạ, cóc chết chắc sẽ hết chuyện ! "

Thế mới biết," làm người tử tế" cho đến hết cả cuộc đời như ông Tấn Dũng trước khi rời cương vị Thủ tướng mới nói ra mong muốn của mình thật đâu dễ vậy ! Nhiều vị lãnh đạo đã luôn rao giảng đạo đức và luật pháp cho người khác nhưng như mọi người đã thấy, càng có quyền lực sẽ càng thực sự khó giữ đến mức nào . Tướng chống tội phạm thì lại phạm tội càng kinh khủng, tinh vi . Trong nhiều năm vừa qua, ít nhiều thực tiễn đã cho chúng ta thấy điều đó. Tôi rất hoan nghênh Bộ Chính trị vừa ra một quyết định vô cùng quan trọng, xem như một cuộc đại cách mạng , kiện toàn lại cho tinh gọn bộ máy trong ngành Công an đến mức rất quyêt liệt , rất ít nhiệm kỳ nào có thể làm nổi ! Tôi cũng cảm thấy có phần hơi tiếc, ngày đó mà đất nước này có Tbt Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như bây giờ thì những người làm báo như chúng tôi đâu bị oan trái như thế và những kẻ có quyền mà phạm tội chắc cũng đã bị thiêu rụi trong lò như hôm nay rồi.