Tổng thống Obama có thể sẽ bãi bỏ chuyến viếng thăm VN vào tháng 5 tới vì lý do "trở ngại thủ tục ngoại giao".
Theo thủ tục ngoại giao, nguyên thủ quốc gia có thể công du ở một quốc gia có thiết lập ngoại giao và được các nguyên thủ nước bạn tiếp đón với các nghi thức phù hợp.
Nghi thức của Việt Nam tiếp đón Obama có thể sẽ bị chính phủ Mỹ đặt lại vấn đề, vì có một số điều có thể không "phù hợp" với các nguyên tắc, tập quán của quốc tế về ngoại giao.
Bởi vì, nguyên thủ quốc gia của VN hiện thời là quí ông Trương Tấn Sang là Chủ tịch nước và ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN. Theo luật định, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng (2011-2016) kéo dài cho đến khi nào nhân sự Quốc hội khóa mới được bầu.
Việc Quốc hội "miễn nhiệm" không lý do hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, dự trù đầu tháng 4, là vi hiến.
Vi hiến vì các việc "kiện toàn nhân sự lãnh đạo" hay "Đại hội XII đã giới thiệu nhân sự lãnh đạo mới" không phải là những lý do hiến định để có thể miễn nhiệm Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ.
Hoa Kỳ qua các Tuyên bố chung đã nhìn nhận "chế độ chính trị VN", vì vậy cũng nhìn nhận sự "ngoại lệ" là ông Nguyễn Phú Trọng. Lần đầu tiên một tổng thống nước Mỹ tiếp đón lãnh đạo đảng CSVN tại Nhà trắng là đón ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 5 năm ngoái.
Nhưng việc này không có nghĩa là Hoa Kỳ chấp nhận sự can thiệp sống sượng của đảng vào sinh hoạt quốc gia, cũng như việc điều lệ nội qui của đảng có hiệu lực trên cả hiến pháp. Nguyên tắc này đã thể hiện vào trung tuần tháng 2 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, HK yêu sách Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải là người đại diện VN để đi họp (thay vì Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh), mặc dầu Đại hội XII đã không tiếp tục bầu cho ông Dũng vào BCT.
Ngay cả nếu Hoa Kỳ nhìn nhận hiệu lực của các nguyên tắc nội bộ đảng CSVN như là luật quốc gia của VN, thì việc "miễn nhiệm" các nhân sự lãnh đạo hiện thời cũng thể hiện việc không tôn trọng các qui tắc sinh hoạt của đảng CSVN.
Việc bãi nhiệm các ông CTN Nguyễn Tấn Sang và TT Nguyễn Tấn Dũng vừa vi hiến, (vừa không phù hợp với qui tắc sinh hoạt của đảng), thì việc QH bầu các nhân sự lên thay thế Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng sẽ vi hiến. Chủ tịch nước và thủ tướng mới được bầu sẽ không "chính danh".
Theo tập quán quốc tế về ngoại giao, người ta nhìn nhận "bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia". Chủ quyền ở đây phải hiểu là "quyền lực tối thượng".
Người đại diện "quyền lực tối thượng của quốc gia" Hoa Kỳ, một quốc gia trọng pháp (Rule of Law), đâu thể nào gặp gỡ những nhân sự lãnh đạo, mà thực ra đó là đại diện cho việc "tiếm quyền", kết quả của các hành vi vi hiến ?