Vừa qua, cả thế giới chấn động vì vụ ám sát ông Kim Jong-nam, con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un. Nhiều thông tin cho rằng, ông Kim Jong-nam đã bị người em trai Kim Jong-un đuổi giết nhiều năm qua, và mới đây đã bị hạ độc tại Malaysia.
Giới quan sát bên ngoài cho biết, Triều Tiên và Trung Quốc là “anh em” không khác nhau về sự đấu đá tàn bạo, ví như vụ ám sát vừa rồi xảy ra. Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên nắm quyền, đã hạ lệnh mưu sát Lý Chí Tuy, thư ký riêng của Mao Trạch Đông.
Hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” xuất bản khiến ĐCS Trung Quốc hoảng sợ
Ông Lý Chí Tuy sinh năm 1919 ở Bắc Kinh, xuất thân từ một gia đình dòng dõi, nhiều đời sống bằng nghề y khoa, có ông nội là Lide Li, danh y Trung Quốc tại Mãn Châu. Năm 1945, ông tốt nghiệp Đại học y khoa tại Tứ Xuyên, từ năm 1950 là giám đốc bệnh viện riêng dành cho các lãnh đạo hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 1954 được bổ nhiệm làm bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông và trở thành người thân tín của Mao, cho đến khi Mao qua đời năm 1976. Năm 1988, Lý Chí Tuy di cư sang Mỹ.
Vào ngày 11/10/1994, Lý Chí Tuy thông qua nhà xuất bản Random House ở Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông”. Trong sách kể lại chi tiết về những thủ đoạn chính trị tàn khốc và đời tư biến chất thối nát của Mao Trạch Đông.
Trong cuốn hồi ký, tác giả đã đưa ra một mô tả chi tiết về người đàn ông mà ông đã phục vụ trong 22 năm. Chân dung về Mao qua lời kể của tác giả với đặc trưng là “sự tàn nhẫn, vô cảm, xảo trá, tham nhũng, không dung nạp bất đồng chính kiến, không muốn thừa nhận thất bại, không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, nghiện thuốc an thần, và say mê nhân tình trẻ”.
Cuốn sách cũng cung cấp các chi tiết quan trọng mà trước đó chưa từng được biết về nhiều đồng chí, đồng nghiệp của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải và các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời gian cai trị của Mao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bởi vì cuốn sách này là hồi ký của một người từng làm việc lâu dài bên Mao Trạch Đông, sau khi được xuất bản đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, đồng thời khiến giới cao tầng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) phẫn nộ và hoảng sợ. Đây là cuốn sách đã bị cấm ở Trung Quốc và bị xem như là “vu khống“, nhưng đã trở thành sách bán chạy nhất bản tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.
Lý Chí Tuy tiếp tục viết về tấm màn đen tối ở Trung Nam Hải thì đột ngột qua đời
Ngay tại lúc Lý Chí Tuy bắt đầu viết tiếp cuốn hồi ký thứ hai “Hồi ký Trung Nam Hải” thì vào ngày 13/2/1995, ông đột ngột qua đời ở Illino, Hoa Kỳ, nguyên nhân cái chết được cho là đau tim.
Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Lý Chí Tuy đã bị ĐCS Trung Quốc ám sát, thậm chí có nguồn tin tiết lộ, là Giang Trạch Dân đã hạ mật lệnh mưu sát Lý Chí Tuy. Vài năm sau đó đã có thể chứng thực suy đoán này.
Phạm Anh Trứ (Fan Yingzhe), tác giả bài viết “Một nghìn gián điệp và cái chết của Lý Chí Tuy” cho biết, Lý Chí Tuy xuất bản hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” gây chấn động thế giới. Nhưng khi mọi người biết được sự thật, cũng là lúc ĐCS Trung Quốc nghiến răng thống hận.
Bài viết đã trích dẫn tiết lộ của đặc công Trung Quốc tham gia mưu sát Lý Chí Tuy, những người này cho biết đã nhận được mật lệnh của Giang Trach Dân, ám sát Lý Chí Tuy bằng thuốc độc. Tức là hung thủ sẽ cho lên móng tay một ít loại thuốc độc đặc biệt, khi rót nước sẽ cho rơi vào trong chén, uống vào thì 3 ngày sau sẽ tử vong, chết kiểu này là giống với chết vì bệnh tim.
Bài viết này phân tích, khi ấy Giang Trạch Dân cho rằng, Lý Chí Tuy trong sách đã vạch trền hết mọi đời tư bê bối của Mao Trạch Đông, huống hồ lại còn muốn viết nữa, ai biết ông ta sẽ con đem bí mật gì tiết lộ ra. Vậy nên, ra tay loại trừ Lý Chí Tuy là hành động sáng suốt để dọn đường kiên cố quyền lực và địa vị.
Như vậy, Giang Trạch Dân đã dùng loại thủ đoạn tàn nhẫn này để diệt khẩu, vĩnh viễn bịt miệng của Lý Chí Tuy.
Tuy nhiên, ám sát không thể che đậy bê bối ngất trời của Giang Trạch Dân
So sánh với các vụ bê bối của Mao Trạch Đông, thì bê bối của Giang Trạch Dân có thể nói là được thiên hạ bàn tán nhiều về mọi mặt. Giang Trạch Dân từ vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã leo lên vị trí quyền lực chính trị cao nhất. Sau đó, thông qua ám sát loại bỏ bất đồng chính kiến, kiểm duyệt ngôn luận, tuy nhiên các vụ bê bối của Giang vẫn bị phát tán khắp nơi. Trong đó nổi trội là những vụ bê bối dâm loạn bị bóc trần, phát hiện nhiều tình nhân của Giang như Tống Tố Anh, Lý Thụy Anh, Trần Chí Lập…
Nhà sử học Lữ Gia Bình (Lu Jiaping) ngày 5/12/2009 đã đăng tải bức thư ngỏ về vấn đề “nhị gian nhị giả” của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc.
Trong đó “nhị gian” là chỉ: thứ nhất, cá nhân Giang và cha của ông đều là Hán gian Nhật ngụy chính hiệu; thứ hai, Giang cũng là gian tế của Liên Xô, ra sức làm việc cho KGB và bán đứng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
“Nhị giả” là chỉ: thứ nhất Giang Trạch Dân là đảng viên ĐCS Trung Quốc giả tạo, trước năm 1949 vốn chưa từng gia nhập đảng, thứ 2 là Giang tự nhận mình là con nuôi của người chú thứ 6 là Giang Thượng Thanh, một liệt sĩ của ĐCS Trung Quốc, và nhận mình là con của “liệt sĩ”.
Đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân ra tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dân chúng khắp nơi trên thế giới đã đệ đơn yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân ngày một gia tăng.
Một số nhà bình luận cho rằng, Giang Trạch Dân từng nắm quyền lực cao nhất, hơn nữa toàn bộ những bê bối đều bị vạch trần đưa ra ánh sáng, lại bị cáo buộc lên Tòa án Quốc tế; có thể nói Giang Trạch Dân là một vai hề chưa từng có trong lịch sử.
Theo NTDTV, tinhhoa.net