Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Bí ẩn của một ông tướng

VietTuSaiGon

Câu chuyện về tướng Phùng Quang Thanh xem như đã ngả ngũ, ông vẫn còn sống và trở về nguyên vẹn, tiếp tục công việc. Trong khi đó, về phía dư luận cũng như báo giới quốc tế và khu vực, chuyện ông Thanh thật trở về hay đó là một ông Thanh silicon cũng như vì sao lại có những tin đồn trái chiều… Vẫn đang là câu hỏi lớn. Và có hay không có một sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh để xuất hiện một ông Thanh khác? Giữa dư luận và những giả thuyết có mối quan hệ như thế nào?

Ở câu hỏi thứ nhất: Có hay không có sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh? Và vì sao phải đặt ra giả thuyết này? Có thể nói rằng mặt dù hiện tại tướng Thanh đã được các phương tiện thông tin nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin về sự có mặt của ông cũng như những hoạt động thăm viếng, dự đại hội này nọ của ông đều không thể xóa bỏ được mối hoài nghi về cái chết hoặc sự biến mất của ông.

Có hai đặc điểm để sự hoài nghi này có cơ sở đứng vững, đó là: Lịch sử Việt Nam đã từng có những cuộc đánh tráo nhân vật khiến cho thế giới phải ngỡ ngàng khi đọc ra sự thật và; Nhân tướng của ông Phùng Quang Thanh sau khi chữa bệnh ở Pháp quá khác so với nhân tướng của ông Phùng Quang Thanh lúc chưa sang Pháp.

Ở khía cạnh lịch sử Việt Nam, mặc dù chưa ngả ngũ nhưng hầu như tất cả những trí thức có trách nhiệm với đất nước đều cho rằng Hồ Chí Minh nằm trong lăng là một người Trung Quốc đóng giả, còn Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Sau đó, một gián điệp người Trung Quốc đã vào vai Hồ Chí Minh để sang điều hành Việt Nam với mục tiêu lớn là sáp nhập Việt Nam làm một tỉnh lị nhỏ phía Nam Trung Quốc. Chuyện này mới nghe rất khó tin nhưng nếu chịu khó suy nghĩ về sách lược của Trung Quốc suốt mấy ngàn năm nay cũng như hiện tại họ đang bành trướng như thế nào thì cũng không đến nỗi thiếu cơ sở để tin rằng có một Hồ Chí Minh giả đang nằm trong lăng.

Và gần đây nhất là vụ việc về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Cộng sản Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều thông tin đáng tin cậy từ báo giới nước ngoài khẳng định về cái chết lâm sàn của ông Thanh nhưng báo chí nhà nước đưa tin là ông Thanh vẫn mạnh khỏe, thậm chí nói cười vui vẻ, không có gì đáng lo…

Nhưng vấn đề không phải là Hồ Chí Minh giả hay Nguyễn Bá Thanh khỏe mạnh có đủ cơ sở để đứng vững hay không mà là người Cộng sản đã làm gì để người dân hết tin tưởng vào chế độ, mọi chuyện dựng hay không dựng không quan trọng mà nó đi ngược với thông tin nhà nước, thông tin đảng thì lại có chỗ đứng trong nhân dân trong khi đó, các cơ quan tuyên truyền của đảng vẫn ra rả nói nhăng nói cuội suốt ngày này tháng nọ mà lại không có được niềm tin nhân dân bởi giữa hành động và lời nói của họ cách nhau một trời một vực.

Suốt hơn bảy mươi năm ở miền Bắc và bốn mươi năm ở miền Nam, người Cộng sản đã trị dân bằng bạo lực, thủ đoạn và sự trí trá chứ chưa bao giờ họ tạo được niềm tin từ nhân dân. Và đáp lại, nhân dân sống dưới chế độ Cộng sản bằng một bài toán đối phó, chịu đựng, cam chịu để giữ mạng sống, giữ nồi cơm gia đình hoặc là đào thoát đến một miền đất hứa nào đó cho dù đánh đổi bằng cả mạng sống. Chính vì không có bất cứ niềm tin nào vào chế độ đang nắm quyền mà nhân dân có thể tin bất cứ luồng dư luận nào có vẻ trái chiều với đảng. Đương nhiên niềm tin này luôn nằm trong vòng bí mật giữa những xung dư luận nhân dân.

Chính bởi luôn sống trong sợ hãi và mất niềm tin nên khi nhận được xung dư luận về cái chết của tướng Thanh, phản ứng từ phía nhân dân đâm ra phũ phàng: Mừng vui và tin điều đó. Đó cũng là hệ quả của việc đánh mất thiện cảm từ nhân dân mà chế độ Cộng sản đã tự gây ra cho họ và bên cạnh đó, thông tin của nhà nước đã mất hết khả năng thuyết phục. Nhưng, khi nhà cầm quyền công bố hình ảnh ông Thanh đi lại, nói năng thì nhân dân đã tin họ chưa?

Hầu như sự đi lại, nói cười của ông Thanh trên truyền hình cho ra hai kết quả khá tệ: Mối nghi về một Phùng Quang Thanh giả và sự sống của ông ta trở thành trò cười trong thiên hạ. Bởi xét về nhân tướng, Phùng Quang Thanh sau khi chữa bệnh rất khác với Phùng Quang Thanh trước lúc sang Pháp. Mới nhìn thì giống hệt nhau. Nhưng khi xét từng khía cạnh và tỉ lệ khuôn mặt, Phùng Quang Thanh có đường sống mũi ngắn, hơi hếch và mí mắt mọng, sệ, hàm răng không đều đặn mà bị so le hai răng cửa, da trắng. Trong khi đó, Phùng Quang Thanh xuất hiện trên truyền hình thuộc dạng khá điển trai và bí ẩn, mũi cao, sống mũi thẳng và dài, mí mắt không mọng, răng mọc đều, trắng, còn gọi là răng hột lựu, nước da ngăm đen.

Ở chi tiết nước da ngăm đen của Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về khiến cho mọi chuyện trở nên khôi hài, bởi sau một thời gian dài đi điều trị bệnh, sống trong phòng bệnh, một người da trắng bỗng dưng thành da ngăm đen. Rõ ràng là xứ tư bản giãy chết quá tệ. Bởi nếu không tệ thì đâu đến nỗi chữa bệnh cho người ta mà không cho được cái phòng tử tế để nằm dưỡng bệnh, phải nằm vật vạ để đen thùi lùi giống y thằng rúc rừng, lăn lộn thao trường như vậy?!

Và có thể nói rằng đây là trò cười tệ hại nhất. Bởi trong trường hợp trở về mà rắn rỏi, phong độ, cứng cáp như vậy, chỉ có một việc duy nhất là ông Thanh đã sang Pháp để chơi đá banh, bơi lội, đi thẩm mỹ viện. Bởi chỉ có ba hoạt động trên mới dẫn đến một kết quả là Phùng Quang Thanh trở nên phong độ, rắn rỏi ra. Và có một chi tiết khác rất khôi hài, đó là sau khi giao lưu với “người hâm mộ”, “báo chí”, tướng Thanh quyết định về luôn Bộ Quốc Phòng chứ không về nhà vì về nhà sợ người ta đến quấy rầy (?!).

Thử hỏi, ai có thể đến quấy rầy ở nhà một ông tướng tối cao của quân đội khi ông ta quyết định không tiếp khách để dưỡng bệnh? Và tại sao sau một thời gian dài đi trị bệnh, ông ta lại không về nhà với vợ con để gần gũi vợ con trong khi khoa học đã đưa ra kết quả là hơn 80% bệnh nhân nhanh chóng phục hồi nhờ ở cạnh người thân, gia đình. Lẽ nào giáo sư Phạm Gia Khải cũng không biết chuyện này? Vô tình, quyết định ở lì trong văn phòng Bộ Quốc phòng của ông Thanh từ Pháp trở về khiến cho dư luận về một tướng Thanh Silicon có chỗ đứng hơn bao giờ hết.