Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Vở kịch Trịnh Xuân Thanh: Đòn độc của Nguyễn Tấn Dũng

Kami

RFA - Kế “luyện quân ba năm, dụng binh một giờ” của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua Trần Đại Quang trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sử dụng thành công là vì như thế. Trong bối cảnh các ông Đinh Thế Huynh cũng như Trần Đại Quang đều ngã bệnh (bị nghi là trúng độc phóng xạ) như ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ở Trung Quốc về nay cộng thêm khủng hoảng ngoại giao. Chắc chắn trong thời gian tới, chính trường Việt Nam khó tránh khỏi sẽ có biến động lớn.

Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh không hề về tự thú tại Việt Nam dễ dàng được khẳng định khi câu hỏi ông ta - Trịnh Xuân Thanh đã rời khỏi CHLB Đức bằng con đường nào? Điều mà phía Đức có thể kiểm chứng dễ dàng trong danh sách người xuất cảnh của họ. Đây cũng là bằng chứng nhằm bác bỏ lập luận rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú.

Nhất là khi truyền thông CHLB Đức đã khẳng định rằng, ông Trịnh Xuân Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì khi đó ông ta từng là đại biểu Quốc hội. Hai vợ chồng ông Thanh đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được đồng ý, còn Trịnh Xuân Thanh thì bị từ chối, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Mãi đến tháng 6/2017, tức một tháng trước G20, ông Thanh mới chính thức làm đơn xin tị nạn.

Ngày 2/8/ trả lời báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Martin Schärfer xác nhận sự việc: “Chúng tôi chắc chắn rằng trong những ngày qua, các cơ quan của Nhà nước Việt Nam đã có những hành động diễn tả theo luật hình sự là cướp người, bắt cóc“. Đồng thời ông Schärfer cho biết thêm, Thứ trưởng ngoại giao Markus Ederer đã triệu đại sứ Việt Nam ở Berlin đến Bộ Ngoại giao để phản đối và chính thức lên án “vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một vi phạm luật pháp Đức và công pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có“.

Trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, nhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, sáng ngày 03/08, đáp lại: “Liên quan tới phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8 về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu này…”. Nên hiểu Bộ Ngoại giao Việt Nam dùng chữ "làm tiếc" ở đây có nghĩa rằng chúng tôi hối hận, nêu không muốn nói rằng chúng tôi tiếc rằng đã lỡ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để xoa dịu.

Lập tức mức độ khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức đã được nâng lên một cấp độ mới ở mức cao hơn và trầm trọng hơn. Sau nhiều ngày giữ im lặng, ngày 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức là việc không thể bác bỏ. Đồng thời Ngoại trưởng Sigmar Gabriel khẳng định rằng: "Việc bắt cóc ngay trong quốc gia chúng tôi bằng phương pháp mà có thể nhìn thấy trong các bộ phim đen tối về Chiến tranh Lạnh. đây  là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được và sẽ không tha thứ.".

Theo nhà báo Nguyễn Huy Vũ trong bài viết "Tại sao Đức phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?" cho rằng, lý do mà phía Đức phản đối một cách mạnh mẽ và dứt khoát. là vì: "Thứ nhất nó phá vỡ đi uy tín an ninh của nước Đức. Nước Đức chỉ trong một chốc lát đã trở nên là một nước thiếu an ninh. Một uy tín như vậy có thể sẽ rất lâu để nước Đức có thể gầy dựng lại và nó sẽ đi vào lịch sử của nước Đức, đó là một nhóm người nước ngoài có tổ chức vào Đức bắt cóc cư dân của mình và đưa khỏi Đức mà cơ quan an ninh Đức không biết.

Thứ hai, việc bắt cóc nó cho thấy ở một khía cạnh nào đó, luật rừng và hành động mafia đang diễn ra ở Đức, vô hiệu hóa hệ thống pháp luật của Đức. Các tổ chức tình báo và chi nhánh đang hoạt động một cách không có kiểm soát trên lãnh thổ Đức. Cả hai điều này tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa nghiêm trọng khác cả về mặt an ninh, uy tín, và kinh tế cho nước Đức."

Nói tóm lại đây là một lỗi ngoại giao vô cùng trầm trọng của nhà nước Việt Nam đã gây ra đối với CHLB Đức một đối tác chiến lược, điều này sẽ gây ra các hệ lụy vô cùng lớn  thậm chí là những đổ vỡ lớn khó có thể lường hết. Điều này không chỉ bởi CHLB Đức là một cường quốc, là trụ cột đầu tàu của Liên minh châu Âu và cũng là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Hay việc Đức cũng là quốc gia có kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 10 tỷ USD trên tổng số 25 tỷ USD tổng số giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU. Đây là một thị trường cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Việt Nam sau sự đổ vỡ của Hiệp định thương mại TPP vào đầu năm 2017. Và vào lúc Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đã được ký chính thức 12/2015 và đang chờ quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.

Nhất là khi mà tin tức việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, không chỉ giới hạn trong giới truyền thông Đức như: thông tấn xã Đức (DPA) hay các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine... Mà cả giới truyền thông quốc tế nổi tiếng khác như The New York Times, The Wall Street Journal đã đăng tin tức về việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và phản ứng của nước Đức. Chưa hết, nghe đâu các nhà phân tích tài chính Wall Street cũng đang bắt phân tích sự việc này để dự báo nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Những hâu quả của việc làm đầy manh động đã được phía Việt Nam đã được tính toán rất kỹ ở mọi cấp độ, đồng thời họ cũng nhận thức được rằng bắt cóc một người trên lãnh thổ CHLB Đức là điều tối kỵ, vì là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức và nó sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm  trọng. Theo Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC rằng, "Việc Việt Nam gần đây xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến với án rất nặng cũng như liên tiếp bắt giữ các nhân vật tranh đấu, cũng chỉ nhằm thử phản ứng của phương Tây như thế nào, xem liệu họ có thể chạy thoát con mắt quốc tế với các vụ việc như vậy hay không.". Đó là bằng chứng cho thấy nhà nước Việt Nam đã tính toán rất kỹ.

Tại sao phía Việt Nam biết trước như vậy mà sự việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa trung tâm thủ đô Berlin ngày 23/7 vẫn cứ xảy ra và phải chăng họ đã bất chấp mọi hậu quả?

Trước hết, theo truyền thông Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị  cóc lúc 10h sáng ngày 23/7 tại trung tâm Berlin và ngày 24/7 luật sư riêng của ông Trịnh Xuân Thanh đã tới trình báo với cảnh sát là ông Trịnh Xuân Thanh bị mất tích. Tới hai hôm sau, tức ngày 26/7, thì cảnh sát thông báo cho bà rằng „hầu như không còn nghi ngờ gì về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một người Việt giữa Berlin“.Với việc tình báo Đức là cơ quan tình báo hàng đầu thế giới và ở Đức có lặp đặt số lượng camera an ninh CTV ở những nơi công cộng rất nhiều. Hơn nữa cách làm việc của người Đức luôn là chắc chắn, thận trọng và hiệu quả. Nói vậy để thấy trước khi chính thức lên tiếng về vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, phía Đức đã có thừa bằng chứng để buộc tội và tiến hành ra lệnh trục xuất tùy viên quân sự Việt Nam tại CHLB Đức.

Tuy vậy chỉ đến khi phía Bộ Công An Việt Nam công bố thông tin Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì phía Đức mới có phản ứng cụ thể, với lý do theo họ là để tránh xảy ra chuyện Trịnh Xuân Thanh có thể bị thủ tiêu để phi tang sau khi lấy xong lời khai. Và bây giờ là tới lúc phía CHLB Đức sẽ lần lượt công bố các bằng chứng cụ thể làm cơ sở cho các quyết định trừng phạt những "điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được và sẽ không tha thứ.", như tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg ngày 4/8.

Vấn đề mấu chốt sẽ là, tại sao Bộ Công An Việt Nam lại (cố tình) công bố thông tin ông Trịnh Xuân Thanh tới đầu thú tại trực ban Hình sự Bộ Công An? Phải chăng có một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN chỉ thị cho Bộ Công làm việc đó với một chủ đích thổi bùng sự việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội trầm trọng hơn, thay vì không ỉm đi hoặc khai thác Trịnh Xuân Thanh xong kể cả việc có thể thủ tiêu?

Trong bối cảnh, sau khi chính thức bắt lại được nghi can Trịnh Xuân Thanh và tưởng rằng đang trên đà thắng thế, sáng 31/7/2017 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, tại cuộc họp này ông Trọng đã lớn tiếng phán rằng, "Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.". Ngay sau đó lệnh bắt đối với đại gia Trầm Bê, một nhân vật thân cận đồng thời là tay hòm chìa khóa của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được thi hành ngay tắp lự. Rồi sau Trầm Bê người ta thấy thấp thoáng UV Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình sẽ xộ khám.

Khi "hồ hởi' tuyên bố điều đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể ngờ được rằng chỉ ít ngày sau đó, điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng coi là chiến thắng to lớn nhất đối với cá nhân mình lại là một thảm họa quốc gia. Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ bị phương Tây cô lập và mọi khó khăn vô cùng trầm trọng đang rình rập. Song quan trọng hơn, mọi mưu đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị chặn đứng.

Ngoài Biển Đông vụ việc rút khỏi bãi Tư Chính do họa phương Bắc chưa hết, nay lại thêm là họa khủng hoảng ngoại giao với phương Tây. Đây sẽ là hai vấn đề nổi cộm trong Hội nghị TW 6 diễn ra vào cuối tháng 10 và hai nội dung này nó sẽ thay cho mọi vấn đề quan trọng khác mà ông Nguyễn Phú Trọng đang định làm.

Khi nhà báo Huy Đức xùy ra tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt về Việt Nam và Bộ trưởng Tô Lâm người đứng đầu Bộ Công An nói ông không biết điều đó, biết đâu là ông Tô Lâm nói thật? Vì tướng tá đầu ngành trong Tổng cục An ninh Bộ Công an cũng như Đại tá Nguyễn Đức Thoa thuộc tổng cục 5 bộ công an toàn là tay chân của ông Trần Đại Quang và các nhân viên tình báo quân đội - Tổng cục 2 không chỉ ở Đức cũng toàn là quân của Bộ Quốc phòng dưới quyền của Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Trong tình cảnh "ghế ít, đít nhiều" việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách ở lại hết nhiệm kỳ khóa 12 (2021) thì vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh rồi cố tình để gây tai tiếng cho ông Trọng để buộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ra đi là phương án được các phe phái trong đảng đều ủng hộ. Nhất là khi Đại tướng Ngô Xuân Lịch đang ngấp nghé chiếng ghế Tổng Bí thư thay cho ông Trọng.

Tại sao Trịnh Xuân Thanh bị truy nã đỏ của interpol và thường những kẻ bị truy nã như thế họ phải lặn mất tăm, không để lại bất cứ dấu vết gì để công an có thể truy tìm họ. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn khác người, cho dù bị truy nã với một tội danh có thể đối mặt với bản án tử hình song Trịnh Xuân Thanh vẫn "vô tư" công khai công bố các thông tin của mình thông qua blogger Người Buôn Gió. Điều đó cho thấy việc Thanh đi rồi Thanh về cũng chỉ là một màn kịch khá công phu của một đạo diễn đại tài. (Sẽ viết rõ ở bài sau)

Kế “luyện quân ba năm, dụng binh một giờ” của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua Trần Đại Quang trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sử dụng thành công là vì như thế. Trong bối cảnh các ông Đinh Thế Huynh cũng như Trần Đại Quang đều ngã bệnh (bị nghi là trúng độc phóng xạ) như ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ở Trung Quốc về nay cộng thêm khủng hoảng ngoại giao. Chắc chắn trong thời gian tới, chính trường Việt Nam khó tránh khỏi sẽ có biến động lớn.

Ngày 05 tháng 08 năm 2017