Ngày 25 tháng 12 năm 2016 đánh dấu 25 năm kể từ khi tổng thống của Liên Xô từ chức, dẫn đến sự kết thúc của đất nước cộng sản quyền lực nhất trong lịch sử. Mặc dù nó đã từng là một thể lực chống đối Mỹ trong suốt phân nửa thế kỷ 20, những khó khăn nội địa của đất nước cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của nó. Cho nên, chính xác vì sao Liên Xô đã sụp đổ?
Vâng, sự sụp đổ của Cộng Hòa Xã Hội Liên Bang Soviet, hoặc USSR (Liên Xô), có thể cho rằng là bắt đầu với lãnh đạo cuối cùng của nó: Mikhail Gorbachev. Ông ta đã cầm quyền từ 1985 đến 1991, và đã thực hiện những cải cách lớn để tìm cách giải quyết với sự bất mãn ngày càng lớn trong nước.
Gorbachev nhậm chức sau một thời kỳ được gọi là “Thời Kỳ Trì Trệ,” thường được cho là từ giữa thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980. Mặc dù nguyên nhân cho sự trì trệ này thì đa dạng, nó chủ yếu dựa trên những vấn đề kinh tế, xã hội và quân lực được thực hiện trong nhiệm kỳ Leonid, Brezhnev và những nhà lãnh đạo sau đó.
Mặc dù nhiều giả thuyết đã được đề xuất, một giả thuyết đã gợi ý rằng Liên Xô lúc đã khao khát để vượt mặt Mỹ về 2 mặt: quân sự và bay vào không gian. Điều này dẫn đến sự chi tiêu quá mức, với việc Liên Xô thành lập một ngành công nghiệp quân sự tự kiểm soát, bằng sự thiệt thòi về mặt kinh tế, dẫn đến sự thiếu sản xuất và trì trệ.
Hơn nữa, sau những thập niên của sự cai trị đàn áp của cộng sản, thái độ nội địa về chính phủ đã ở mức thấp kỷ lục, dẫn đến sự bất mãn và bất ổn ngày càng lớn. Khi nhà lãnh đạo mới, Gorbachev nhanh chóng đổi ngược sự trì trệ này thông qua hai chương trình khổng lồ mà nước Nga chưa bao giờ chứng kiến trước đây.
Cái đầu tiên là “Glasnost,” nghĩa là “minh bạch.” Đảng Cộng Sản đã từ lâu cấm sách, điều hành một lực lượng cảnh sát ngầm chống lại người bất đồng chính kiến, và bắt bớ những công dân vì những bất đồng chính trị. Nhưng Glasnost đã chấm dứt những chính sách đó và thậm chí đã khuyến khích ngầm những tự do mới đó. Chính sách đó cũng làm một nỗ lực để suy giảm tầm nắm của Đảng Cộng Sản trong chính phủ, cho phép các cuộc tranh cử có những ứng cử viên đa đảng diễn ra.
Giai đoạn tiếp được gọi là “perestroika,” hoặc “tái cấu trúc.” Đây là một nỗ lực để chuyển hướng từ một nền nền kinh tế tập trung, điều hành chủ yếu bởi nhà nước, cho phép sự tư hữu nhiều hơn của các doanh nghiệp, và sự tiếp cận bán thị trường. Hai nỗ lực mới đó đã hoàn toàn chuyển đẩy sự tập trung của nền chính trị và kinh tế Liên Xô và noi theo những lý tưởng Tây Phương mà đã làn những quốc gia khác thành công.
Rất tiếc, sự thay đổi không thể thao bỏ hàng chục năm cai trị của nhà nước, và theo lời của Gorbachev, “hệ thống cũ đã sụp đổ trước khi cái mới có thời gian bắt đầu hoạt động, và sự khủng hoảng trong xã hội đã trở nên dữ dội hơn.” Trong giai đoạn chuyển đổi này, nền kinh tế đã trở nên tồi tệ hơn, cũng như tiêu chuẩn sống cho gần như tất cả các thành viên trong Liên Xô và những quốc gia vệ tinh của nó.
Từ từ, những quốc gia vệ tinh Đông Âu bắt đầu tổ chức những cuộc bầu cử tự do, đa số là kết quả của cuộc cải cách Glasnost. Nước đầu tiên để tách ra là Ba Lan, với những cuộc bầu cử tự do mới mẽ đã thành lập một đảng phi cộng sản, và cuối cùng, đạt được độc lập.
Ngay sau đó, những quốc gia vệ tinh đã chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực trong ôn hòa của họ. Cuối cùng, những nỗ lực đó đã dẫn đến một sự bất ổn trong suốt chính quyền, và vào tháng 8 của năm 1991, một nhóm đảng viên cộng sản cực đoan đã tìm cách lật đổ chính quyền Gorbachev, người mà họ tin rằng đang chèo lái đất nước vào thảm họa.
Cuộc lật đổ đã không thành công, và Gorbachev đã từ chức chức vị bí thư Đảng Cộng Sản vốn đã tìm cách để lật đổ ông ta, và cuối cùng nó đã được tan rã hoàn toàn. Trong cơn hỗn loạn của cuộc lật đổ, vài quốc gia vùng Baltic đã tuyên bố độc lập của họ, vốn dẫn đến một tác động domino trong những tháng tiếp theo.
Đến tháng 12 năm 1991, Ukraine, Nga, Belarus, Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Turkmenistan, Tajikistan, và Uzbekistan đều từ bỏ Liên Xô. Họ đã thành lập trong nhóm họ một khối quốc gia thịnh vượng quốc tế mới, tách ra từ Liên Xô. Chỉ trong vài ngày, chính quyền bất lực của Liên Xô lúc đó, về định nghĩa vẫn có quyền lực ở Georgia, đã được giải tán bởi Gorbachev, chấm dứt quyền lực 69 năm trên thế giới.
Trong 25 năm qua, Nga đã tái xây dựng lại sự huy hoàng cũ của mình, khi Liên Bang Nga là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới, và với lực lượng quân sự mạnh thứ hai trong thế giới. Mặc dù vẫn vẫn tụt hậu, sự tái nổi dậy của Nga với tư cách là một cường quốc là một sự di sản đối với sự ảnh hưởng của nó trước sự sụp đổ của Liên Xô.
Nga đã đóng một vai trò lớn trong nhiều cuộc chiến trong thế giới, gần đây nhất là cuộc Nội Chiến Syria. Sự tham gia của nó đã đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi cuộc Chiến Tranh Lạnh chấm dứt mà Nga đã bước ra khỏi biên giới Liên Xô của mình về mặt quân sự. Hãy tìm hiểu về vai trò của Nga trong cuộc chiến ở Syria trong clip sau. Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, chính phủ Nga đã công khai ủng hộ tổng thống Syria Bashar al-Assad, ban đầu là với hình thức ủng hộ về mặt chính trị ở Liên Hiệp Quốc.