(NCTG) Tẩy não, nhồi sọ và ngu dân là những thủ đoạn mà nhiều chính quyền thường dùng trong quá trình thao túng đám đông, nhằm tạo dựng một xã hội chỉ biết nhắm mắt tuân thủ những gì có lợi cho chính quyền. Mục tiêu ấy được thực hiện như thế nào?
Nhiều người gán 10 khuyến cáo dưới đây cho giáo sư Noam Chomsky, “người trí tuệ nhất thế giới”, mặc dù tác giả của nó khả năng là Sylvain Timsit, tuy một số ý có thể bắt nguồn từ những tư tưởng trong các tác phẩm của Chomsky.
Đây là một phân tích hết sức chính xác và sâu sắc về những phương pháp và công cụ mà mọi chính quyền hay sử dụng ,thông qua bộ máy truyền thông. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Tuấn Anh. Trân trọng giới thiệu (NCTG).
1. Cần phải thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thứ yếu, không để họ để tâm vào các vấn đề xã hội thực chất, bằng việc đăng tải những tin tức ít ý nghĩa xã hội nhưng lại đi vào lòng người. Hãy tận dụng các phương tiện truyền thông lá cải, họ sẽ rất trung thành với ta.
2. Nhân dân cần nhìn nhận lãnh đạo như những người cứu rỗi của dân tộc. Để làm như vậy thì, với sự giúp đỡ của truyền thông, hãy chụp lên người dân những báo động giả và những đe dọa ko có thật để họ lo lắng, run sợ.
Khi sự lo sợ đã đạt tới đỉnh cao, hay ra tay giải quyết những vấn đề ko tồn tại đó! Người dân sẽ biết ơn lãnh đạo và sẵn sàng hy sinh một phần quyền tự do của mình.
3. Người dân luôn phải sẵn sàng cho những tình huống xấu. Muốn vậy, hãy sử dụng các phương tiện tuyên truyền “trắng” (hoàn toàn dưới kiểm soát của chính phủ), “xám” (chỉ một phần được chính phủ kiểm soát) và “đen” (ko ai nghĩ rằng các kênh này lại ủng hộ chính phủ), nhằm tạo nên hình ảnh một chính phủ đang vận dụng mọi sức lực để xua tan những bóng mây đen trên bầu trời Tổ quốc.
Những chính sách thắt lưng buộc bụng cần được áp dụng từ từ để người dân quen dần, rồi đi đến có cảm giác: vẫn còn sống là may lắm rồi!
4. Cần thuyết phục cho người dân tin rằng, những điều tồi tệ hiện nay chỉ mang tính quá độ, tương lai của dân tộc sẽ sáng lạn hơn nhiều. Ko cho đời bạn thì cho đời con, đời cháu bạn. Con người ta thường dễ tin mà, hàng trăm năm nay họ sống trong tâm thế “hy sinh đời bố củng cố đời con!”.
5. Cần làm cho người dân bớt suy nghĩ, bớt đi tính phản biện, bớt thói quen phân tích để tìm mối quan hệ nhân quả. Để đạt được điều đó, lãnh đạo cần có những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu kiểu bát cơm quả trứng.
Như thế, người nghe sẽ làm quen với sự hời hợt, trở nên ngây thơ, cả tin hơn, và sẵn sàng tin tất cả những gì truyền thông mang đến cho họ.
6. Tận dụng mọi cơ hội để tác động tới tình cảm của người dân, tránh để họ suy nghĩ logic. Hãy để người dân bày tỏ tình cảm, bởi lẽ tình cảm dễ bị thao túng hơn nhiều so với lập luận.
7. Cần ngu dân tới mức tối đa, vì làm đc như vậy họ không có động lực đạt tới những điều phức tạp, cao siêu (như xây dựng một xã hội dân sự). Hãy đơn giản hóa, tham nhũng hóa hệ thống giáo dục. Một hệ thống trường sở như vậy là công cụ lý tưởng cho thao túng dư luận!
8. Cần ngăn chặn ko cho người dân tiếp cận với các nguồn tin đầy đủ, khách quan. Để như vậy, cần đầu tư, ủng hộ cho các kênh truyền thông một chiều và tiêu diệt các kênh đối lập.
9. Ưu tiên tạo dựng và khuyếch chương tính bầy đàn! Cần tạo ra cảm giác bất lực, kém cỏi trong từng cá nhân, để họ tự nguyện (hoặc bắt buộc phải) phục tùng “tập thể”. Lãnh đạo, kiểm soát và chi phối một bầy đàn thiếu tính chất cá nhân sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
10. Làm tất cả để nắm bắt được người dân. Để như vậy hãy dùng các biện pháp, công khai và bí mật, để biết được sở thích, quan điểm chính trị, tôn giáo, hành xử, v.v. tóm lại là toàn bộ tâm lý của họ.
Cố làm sao để hiểu họ hơn chính bản thân họ hiểu họ. Hãy tận dụng những thành quả mới nhất của các môn khoa học xã hội (xã hội học, tâm lý học, v.v...) để đạt được mục đích này, nhưng cần tiến hành một cách bí mật nhất có thể.