Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Một khuôn khổ như thế nào?

JL

XLO - Việt Nam sẽ thành một nước dân chủ đa nguyên trong vòng mười năm? Người dân Việt Nam có đủ lý do để tưởng tượng như vậy? Khi nói đến dân chủ ở Việt Nam chúng ta đang nói về cái gì? Cuối cùng, người dân Việt Nam – bất chấp những quan điểm của họ – (vẫn)có những lý do gì để phát triển một văn hóa chính trị đa nguyên?

Trong bài này tôi sẽ đề nghị thác thức chủ yếu của Việt Nam hiện nay chính là phát triển khuôn khổ chính trị của đất nước như thế nào. Đây không phải là một quan điểm chống đối đảng cầm quyền hay hạ thấp những tiếng nói vì dân chủ mà là tìm hiểu một câu hỏi thực tiễn: một Việt Nam dân chủ hơn và minh bạch hơn sẽ yêu cầu một khuôn khổ chính trị như thế nào? Có khi đặt câu hỏi là khó hơn trả lời.

Bất đầu đề cập những chủ đề này xin nêu một số xu hướng khách quan: Mức độ tự do đang được mở rộng qua nhiều lĩnh vực. Nhiều tiếng nói vì một xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn, và tự do hơn ngày càng rõ, cụ thể, và tự tin. (Tạm bỏ qua việc nhiều khi nói đến dân chủ mà không nói cụ thể.) Đất nước đang thấy sự phát triển của một văn hoá chính trị phản biện do những nỗ lực cương quyết của bao nhiêu người yêu nước trong và ngoài bộ máy. Dám nói rằng văn hóa chính trị của Việt Nam ngày nay có những yếu tố ‘giống giống’ Việt Nam của những năm 1920 hơn là Việt Nam của những năm 1990. Những tiếng nói vì một Việt Nam minh bạch hơn là ngày càng mạnh, đa chiều, tâm huyết, và quyết tâm.

Hình thức và bản chất

Một cái tôi thấy thật ấn tượng ở Việt Nam ngày nay là gần như toàn bộ những người mà muốn một đất nước dân chủ hơn, minh bạch hơn – dù có những ý kiến khác nhau – đều muốn sống trong một trật tự xã hội văn minh mà bình đẳng – đều muốn quá trình chuyên đổi phát triển một cách có độ trật tự cao. Đó phải được coi là một cơ sở tốt để xây dựng tương lai chứ? Vậy, nếu thế thì tại sao chưa có những thảo luận công khai về những giải pháp cụ thể mà chủ yếu thấy những khấu hiệu trống.

Muốn có một cái nhìn khách quan cũng phải thừa nhận một số trở ngại cơ bản còn có trên đường tới một Việt Nam dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Dễ thấy là khoảng cách giữa những gì được nói và những gì được làm.

Nhưng đó chưa phải là gốc của vấn đề. Tình trạng xuất phát từ việc những thể chế chính trị hình thức của đất nước Việt Nam – du thích hay không thích – chưa đặt được nhu cầu khách quan của người dân Việt Nam. Nói thế không có ý trách móc một chút nào. Ủng hộ một khuôn khổ hình thức như thế nào không thay đổi kết luận này. Dù các loại khuôn khổ hình thức có những thế mạnh và điểm yếu của nó, quan trọng hơn cả là bản chất của một hệ thống chính trị. Nó thực sự dân chủ? Nó thực đại diện cho dân? Nó thực sự có hiệu quả đối với những quyền lợi của quốc gia? Nhàn nước thống trị vì quyền lợi của ai?

Sống ở Cưu Long – Hồng Kông, tôi thường xuyên đi bộ trên Phố Nelson ở quận Mong Kok, nơi mà cách đây 85 năm Đảng Công Sản Đông Dương đã được thành lập. (Nay là siêu thị máy vi tính). Từ hồi đó đến hôm nay một giả định quan trọng của Đảng đã không ngừng ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị của Việt Nam. Đó là giả định mà đảng này mà coi mình là đảng của giai cấp tiên phong này luôn luôn có phân tích hay nhất, đúng đắn nhất, và khách quan nhất và vì thế là lực lượng chính trị duy nhất mà có thể giải phóng người lào động và được đất nước Việt Nam.

Là một người thông cảm với những giá trị dân chủ xã hội, tôi đã luôn luôn thấy quan điểm thuộc Lenin chủ nghĩa này là có vấn đề. Trên mọi mặt, rất ủng hộ một lực lượng chính trị mà muốn bao về và nâng cao những quyền lợi của dân thường. Mặt khác, mô hình chính trị kiểu Lenin luôn luôn khó những nguy cơ nhất định. Đề nghị ai mà bác bỏ những nguy cơ này hãy nhìn vào gương rất kỹ.

Giữ hay không giữ mô hình Lenin ở Việt Nam không phải là việc của tôi. Nhưng với tư cách là một người ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng, dân chủ, tự do, văn mình tôi xin chia sẻ vì sao tôi thấy dù có khuôn khổ chính trị nào Việt Nam vẫn nên tìm một cách nào đó để nâng cáo độ dân chủ đa nguyên trong những thể chế của nền chính trị đất nước, không chỉ về mặt hình thức mà là về bản chất.

Vấn đề là dân trí thấp?

Ở mở đầu tôi có quan điểm mà hiện nay mức tự do ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ nhất định, Mà ai biết gì về Việt Nam đều biết mức tự do ở Việt Nam là gấp mấy lần so với ở Công Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Vậy, làm sao những tiến bộ này đã chưa tác động một cách tích cực đến chính trị của Việt Nam và thậm chí có những tiếng nói (muốn gọi nó là sợ hay bao thủ) mà muốn lại hạn chế xu hướng này?

Tôi thấy vấn đề là, đến nay, Qua trình mở rộng độ tự do ngôn luận ở Việt Nam đã chưa tạo ra một văn hóa chính trị đa nguyên chất lượng cao chủ yếu vì những đặc trưng thể chế hình thức của khuôn khổ chính trị Việt Nam.

Chúng ta đều biết ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều thảo luận hay trong xã hội. Trong nhà, ở góc phố, ở quán cafe, thâm chí ở các cơ quan của đảng và nhà nước, đang có nhiều thảo luận sôi nổi về chính trị xã hội. Trên mạng, ngoài những nội dung “BS” (tầm phào, tầm bậy) còn có nhiều bài đáng suy nghĩ.

Nhưng đến nay, tình thần dân chủ đa nguyên ở Việt Nam chỉ có được ở “hậu sân khấu,” tức chỉ thấy ở ngoài phạm vi của những thể chế hình thức. Lên “sân khấu” của phạm vi chính trị hình thức thì đại đa số người lại thành những người máy, như có ai ở cánh gà đang điều chỉnh từng nhân vật. Có bao nhiều nhà báo có tài mà nội dung trên cách báo chí, dù có nhiều tiến bộ thì vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung. Ai đi “quá xa” so với bản kịch hay xẻ nó có nguy cơ bị sách nhiễu, mắm tôm, bắt giữ v.v. Những hiện tượng này không chỉ thấy với “dân thường.”

Khi các công chức đảng và nhà nước bị cấm nói đến chính trị khi gặp ở quán cafe thì chúng ta phải hỏi: Nền chính trị của Việt Nam đang đi đâu? Một nước mà không khuyến khích tự do trí tuệ công khai sẽ rất khó phát triển một văn hóa chính trị văn minh? Có ai ở Việt Nam muốn sống ở dưới chế độ của Ông Tập?

Ở đây khái niệm “chính trị đa nguyên” mà tôi muốn nói đến chưa nói đến “đa đảng” hoặc những đảng phái mà chỉ những quan điểm được bày tỏ trong một nền chính trị nào đó. Vậy, ở Việt Nam, “chính trị đa nguyên” đang phát triển một cách rất lạ và không đều.

Như một bạn đã chia sẻ, việc chúng ta thấy “các quan điểm khác nhau đôi khi là do vấn đề truyền thông, hoặc do việc tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm, hoặc do đánh bóng cá nhân hoặc chỉ biểu hiện trên môi trường internet.” Đúng. Nhưng tôi phải nói, việc chúng ta thấy các quan điểm khác nhau nên được xem là một hiện thượng tốt và hoàn toàn bình thường, chứ không phải là những hậu quả của những xung đột trong bộ máy hay thi đua đánh bóng cá nhân.

Còn quan điểm mà thấy chất lượng của những thảo luận về chính trị ở trong xã hội mà còn thấp tôi thấy là không ổn. Đúng hơn là người Việt Nam chưa thấy những cơ chế hiệu quả mà sẽ cho phép họ hiểu sâu về những tranh luận đang tiếp diễn đối với những chính sách của Đảng hay nhà nước.

Chưa có những cơ chế mà cho phép người dân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào đời sống chính trị của đất nước. Bỏ phiếu cho đại biểu Quốc Hội là một ý tưởng hay chứ, việc có nhiều thông tin về những phiên họp cũng vậy. Nhưng chất lượng của cả hai có thể và nên được nâng cấp. Chúng ta biết không phải là tất cả mọi người đều quan tâm đến chính trị hoặc chưa có điều kiện hay cơ hội để theo dõi, hoặc chỉ đã quyết định là quan tâm đến chính trị là mất công. Nhưng vẫn thấy để giả định rằng người dân không quan tâm hay không có chính kiến là sai, là nguy hiểm.

Gần đây có một bạn chia sẻ, “khảo sát và nghe xem giới công chức nhà nước, doanh nghiệp, người lao động phổ thông và thấy họ nói gì trong quán cafe về tình hình thế sự, có lẽ bức tranh xã hội đương thời sẽ rõ hơn…. nhưng chúng cũng thấy nhìn chung khá nhiều người đang rất thất vọng, mất niềm tin với những gì đang diễn ra ở tầm vĩ mô.” Trong một bối cảnh mà dân thường còn thiếu thông tin minh bạch và sẽ phải trả một giá đắt quá nếu lên tiếng, thì đa số người chỉ sống theo kiểu “thích nghi” và không dám đấu tranh vì cải cách thay đổi. Về mặt logic thì cũng là dễ hiểu thôi. Vấn đề là cứ nhứ thế thì tình trạng nay sẽ không thay đổi.

Gần đây một bạn khác nữa đã chia sẻ quan điểm rằng do dân trí chưa cao thì cần có một khuôn khổ nhất định. Ý tưởng này là khá phổ biến ở Việt Nam. Nó phản ánh một quan điểm chủ nghĩa Lenin hay ít nhất một quan điểm ưu tú chủ nghĩa. Rất mịa mai khi nhũng bạn mà đã hy sinh bao nhiêu có cách suy nghĩ  có gia vị của Phạm Quynh ngày xưa. Có quan điểm mà tôi lo là không khác nhiều với quan điểm “dân quá ngu cho dân chủ.” Mác đã đúng khi ông có thấy rằng nhiều khi dân không nắm bắt quyền lợi khác quan của họ. Ừ. Nhưng, khẳng định như vậy không nên cho phép ai áp đạt những ý kiến cho người khác một cách mất dân chủ, đúng không? Dù thích Lenin bao nhiều đề nghị cũng thấy những nguy cơ của mô ông ấy.

Qua nhiều năm làm việc ở Việt Nam đã có vô số thảo luận hay về chính trị và các vấn đề khác với vố số người trong hay gần Đảng. Nhưng, đến này, đa số (chưa nói hết) vẫn giữ quan điểm trở ngại lớn cho dân chủ ở Việt Nam là “dân trí thấp.”

Xin hỏi một cách rất tính bạn: Có phải là vấn đề “dân trí thấp” ở Việt Nam ngày nay một phần là vì quá nhiều người chưa biết suy nghĩ một cách đọc lập hay chưa biết rằng một tư duy độc lập cũng có thể tôn tại? Như Mác đã nói, tư suy là do xã hội tạo ra. Nếu ‘dân trí’ còn chưa cao thì có đồng ý phải mở rộng những cơ hội cho dân học hỏi, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin một cách đầy đủ hơn? Bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự?

“Kiến nghị” của một người bạn 

Việt Nam cần hay không thay đổi hay điều chỉn khuôn khổ của hôm nay? Dân chủ ở Việt Nam có phụ thuộc vào việc Việt Nam theo thể chế nào hay không? Vào thời điểm lịch sử này, dân trí của người Việt còn hạn chế đến mức mà khuyến khích một tình thần đa nguyên tự do sẽ ảnh hưởng xấu đến trật tự hay tiềm lực kinh tế?

Một nước hay một người của một nước khác không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho nước khác hay những người ở người đó. Đúng. Tôi cũng biết về những hạn chế của “dân chủ Mỹ” nói riêng và dân chủ ở các nước tư bản nói chung, chứ. Tôi biết có những chế độ “dân chủ chất lượng thấp” và “chất lượng cao hơn” do những điều kiện chính trị xã hội “khách quan” ờ từng nước một. Nhưng chúng ta đang nói về Việt Nam và những thác thức mà đất nước đang đối phó.

Song, trong những năm gần đây chúng ta đã thấy có một tình thần đa nguyên nhất định phát triển ngay trong TW đảng và Quốc Hội của đảng. Đó là một phát triển đáng hoan nghênh. (Thậm chí cho một người như tôi mà không thích mô hình của Lenin). Tôi thấy Việt Nam phải tìm mọi cách để nuôi văn hóa đa nguyên, bình thường hoá nó. Trong khi đó, phải tạo cơ hội cho họ người dân hiểu thêm, nâng cao dân trí qua việc bảo vệ và thức đẩy nghiên cứu độc lâp, cải cách báo chí, mở rộng những phương diện cho dân góp ý, nỗ lực một cách mới để mở rộng và bảo vệ những quyền dân sự. Làm chó nó thành một sức mạnh của đất nước. Chỉ với những bước khiêm tốn này danh tiếng của Việt Nam trong sân khấu quốc tế sẽ tiến bộ một cách nhảy vọt và mức chính đáng của chế độ sẽ ngày càng cao.

Trong những ngày gần đây tôi đã có dịp tham khảo bản hướng dẫn “tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.” Dù tôi đang đúng ngoài tổ chức xin thêm vào nội dung của bài này là một ý kiến.

Tôi không hề hạ thấp nhũng phức tạp của các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam hay bất cứ nước nào. Tôi chỉ lo sự chân thành tôn giáo đối với khuôn khổ mà không được cải cách có nguy cơ hạn chế dân trí của chính lực lượng chính trị mà đang chỉ định sự phát triển của đất nước. Một Việt Nam có tình thần minh bạch đa nguyên sẽ là một Việt Nam mạnh hơn với một khuôn khổ chính trị mà thực sư sẽ của toàn người dân.

Vấn đề của Việt Nam không phải là có khuôn khổ hay không mà là có một khuôn khổ như thế nào. Việt Nam có đủ lý do để tưởng tượng một Việt Nam dân chủ đa nguyên trong vong 10 năm vì nếu không tưởng tượng thì không thế nào có.