Trời Hà Nội đã sang tiết mùa thu gần một tháng rồi mà vẫn còn rầm rì tiếng sấm- Đó là tiếng sấm "nổ", báo hiệu một mùa bội thu. Sáng chủ nhật ngày 05/9/2004 (21/7 năm Giáp Thân) ấy, bầu trời Hà Nội trong xanh, nhưng ở số 1 phố Trấn Vũ bên góc hồ Trúc Bạch lại bỗng vang lên tiếng "sấm tay" rầm rầm từng đợt, từng đợt... Đó là niềm reo vui của các tướng lĩnh, các sĩ quan, các cựu chiến binh dự lễ kỉ niệm 59 năm ngày thành lập bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Những ai qua đấy lúc đó cũng đều ngỡ ngàng và đứng lại lắng nghe. Đây là sử kiện đáng ghi vào sử sách của người dân Hà Nội khi cả nước đang hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô.
Hội trường đông nghịt, ghế không còn chỗ trống, nhiều người phải đứng. Tôi nhìn thấy bốn chiến hữu thân thiết, vội bước đến bắt tay và ôm nhau mừng rỡ. Đó là đại tá Hùng Cường (Cường sứt), người đã tố cáo 5 uỷ viên Bộ chính trị phái cực đoan là tay chân của Lê Đức Anh; đó là đại tá Như Thiết - nguyên Cục phó Cục tác chiến, người đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước yêu cầu mở ngay Toà án đại hình, bắt những tên phản động Lê Đức Anh, Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh... phải đứng trước vành móng ngựa để xét xử về tội phản quốc, phá hoại Đảng, phá hoại đất nước trước khi mở đại hội Đảng X; Đó là tác giả bài viết "Vương triều Vũ Chính" và tác giả bài viết "Lê Đa là ai"" nổi tiếng.
8 giờ 30, Lê Đức Anh mặc quân phục đại lễ đeo quân hàm đại tướng với nhiều huân chương lấp lánh trên ngực lò dò bước vào. Mọi người đều nhìn thấy nhưng đã lờ đi và ngồi thản nhiên nói chuyện vui với nhau. Rồi Lê Đức Anh tự tìm chỗ và ngồi im lìm như một xác chết chờ cho thời gian trôi đi mà không có ai đến bắt tay, hỏi chuyện. Tôi cảm thấy lúc này Lê Đức Anh bị cô lập hơn bao giờ hết!
Đúng 9 giờ, Ban tổ chức nhận được tin: "Anh Văn mệt, chưa chắc đã đến dự" (!"). Thế là lễ kỉ niệm bắt đầu. Mọi người đều cảm thấy buồn vì vắng người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, do đó chương trình của ban tổ chức thay đổi như sau:
- Đầu tiên là đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Phùng Quang Thanh lên phát biểu - Ông nói rất ngắn, nội dung không có gì đặc biệt nên tiếng vỗ tay không được hào hứng.
- Tiếp đến là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phạm Văn Trà lên phát biểu. Ông nói dài hơn một chút, nhưng nội dung cũng không có gì đặc biệt, nên tiếng vỗ tay cũng không được sôi nổi.
- Khi ông Phạm Văn Trà phát biểu gần hết, Lê Đức Anh nhấp nhỏm muốn đứng dậy, tay móc túi áo lấy ra mấy trang giấy. Và khi ông Phạm Văn Trà vừa dứt lời, thì Lê Đức Anh vội đứng dậy và vỗ tay trước tiên, khấp khởi chờ đợi ban tổ chức giới thiệu đến lượt lên chiễm lĩnh diễn đàn. Tiếng vỗ tay vừa dứt, cũng là lúc ông Phạm Văn Trà từ bục bước xuống bậc đầu tiên, thì bỗng cả hội trường rào rào đứng dậy, tất cả quay hướng ra cửa và vỗ tay rầm rầm như sấm và giông tố làm hội trường như vỡ tung ra, mặt nước hồ Trúc Bạch như nổi sóng. Vâng! Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ xuất hiện trước cửa! Thượng tướng Phùng Quang Thanh vội lao ra đón đại tướng Võ Nguyên Giáp vào, trong tiếng vỗ tay từng đợt, từng đợt không ngớt. Không khí hội trường sôi động hẳn lên. Anh Văn giơ hai tay lên vẫy, cười đôn hậu, trìu mến nhìn mọi người và ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay và ngồi xuống, nhưng không ai chịu chấp hành "lệnh" của vị Tổng tư lệnh năm xưa, kể cả Lê Đức Anh cứ đứng ngây ra sững sờ! (Những năm trước Lê Đức Anh không đứng lên như vậy) Anh Văn phải ra hiệu đến lần thứ ba thì "mệnh lệnh" mới có hiệu lực! Tôi và nhiều người đã ứa nước mắt trong tiếng cười vui sướng.
Thượng tướng Phùng Quang Thanh bước lên bục, giọng vang hội trường: "Kính mời Anh Văn lên nói chuyện!"
Thế là cả hội trường lại đứng lên vỗ tay rầm rầm như sấm và giông tố trong suốt thời gian Thượng tướng Phùng Quang Thanh tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước lên bục. Cũng trong thời gian ấy, một chuyện bất ngờ ngoài dự kiến xảy ra: Lê Đức Anh lặng lẽ, lủi thủi bước ra khỏi hội trường chẳng nói chẳng rằng và cũng chẳng có ai tiễn biệt! Mọi người xì xào, ném theo ánh mắt khinh bỉ và căm giận! Tôi nghe rõ tiếng ai nói: "Đồ vô văn hoá ! Đã như thế còn vác mặt đến đây làm gì""
Rồi không gian lặng đi như thể mọi người đều nín thở chờ lệnh nổ súng. Xốn xang và hồi hộp ! Mọi con mắt đều hướng lên Anh Văn - vị Đại tướng Tổng tư lệnh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh Văn sẽ nói những gì" Mà sao Anh Văn không cầm giấy" Phong thái Anh Văn vẫn đĩnh đạc, giọng nói của Anh Văn vẫn ôn tồn như bản chất vốn có mà chúng ta đều biết. (Xin tóm tắt ý chính) : Sau những lời mở đầu, Anh Văn hỏi : "Đồng chí nào trước đây là lãnh đạo của Cục tác chiến"" có 2 vị tướng đứng dậy. Anh Văn hỏi tiếp : "Đồng chí nào trước đây là lãnh đạo của Cục quân báo"" chẳng có ai đứng dậy. Mọi người xì xào : "Không mời Vũ Chính à" Mời làm gì cái thằng phản động ấy! Nếu có mời nó cũng không đến, vì nó sợ và nó cho rằng nó không phải là người của Bộ tổng tham mưu; hay là Vũ Chính chạy trốn rồi"..." (Sự thật Ban tổ chức không mời Vũ Chính). Anh Văn tiếp : "Như hồi tôi lãnh đạo trong Bộ tổng tham mưu gồm có Cục Tác chiến gọi là cục 1, Cục Quân báo gọi là cục 2, Cục Quân lực gọi là cục 3 v.v... có như thế đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nắm được toàn bộ tình hình để giúp Bộ trường Quốc phòng chỉ huy, lãnh đạo. Nhưng bây giờ, Tổng cục 2 không nằm trong Bộ tổng tham mưu nên Tổng tham mưu trưởng không nắm được tình hình địch, vì thế không có kế hoạch tác chiến đúng đắn và chính xác. Việc Lý Tống lái máy bay vào rải truyền đơn ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên quân đội không biết việc xảy ra nên không có kế hoạch đối phó, do đó bị bất ngờ. Đó là hệ quả của việc Tổng cục 2 nằm ngoài Bộ tổng tham mưu. Dứt khoát rồi đây chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục 2 phải như chức năng và nhiệm vụ của Cục Quân báo trước đây và nằm trong Bộ tổng tham mưu dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Tổng tham mưu trưởng ..." Cả hội trường đã vỗ tay hoan hô vang dậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói ngắn gọn vậy thôi, nhưng rất súc tích. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề nhắc tới "Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng". Mọi người đều hiểu tấm lòng đồng chí Võ đại tướng và thầm hứa luôn luôn xứng đáng là người lính trung thành của người anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam và sẵn sàng chiến đấu vì đồng chí Võ đại tướng.
Trong bữa cơm thân mật, tiếng cười nói sao mà vui thế. Mọi người bàn tán công khai về hai bức thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cho rằng Trung Ương và Bộ chính trị phải giải quyết dứt điểm thì uy tín của Đảng mới nâng lên được. Ai cũng muốn đến chúc Anh Văn mạnh khoẻ để tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của Đảng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Một Đảng mà bao che khuyết điểm thì cái Đảng đó sẽ hỏng "" Tư tưởng Hồ Chí Minh là như thế.
Ngày nay các vị lãnh đạo Đảng thường hay nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tại sao các vị lại bao che, không giám giải quyết dứt điểm "Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng" " Các vị lãnh đạo Đảng suy nghĩ gì về sự kiện này " Hay là chỉ nghĩ đến xôi thịt thôi "
Sau này qua tìm hiểu mới rõ một số chuyện:
Hằng năm Bộ Quốc phòng đều tổ chức kỷ niệm ngày Bác Hồ giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập Bộ tổng tham mưu . Năm nào Anh Văn cũng đến dự và có mặt cả Lê Đức Anh nữa. Trong những buổi lễ kỉ niệm ấy, Anh Văn bao giờ cũng mặc quân phục, còn Lê Đức Anh thì mặc complet không đeo huân chương. Năm ngoái thôi, ta còn thấy Lê Đức Anh vẫn ngồi cạnh Anh Văn và Anh Văn còn nói chuyện "vui vẻ" với Lê Đức Anh (Thật ra chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng).
Lễ kỉ niệm năm nay, Lê Đức Anh thường xuyên cho người dò la và hỏi xem Anh Văn có đến dự không, thì đều được trả lời : "Anh Văn mệt, chưa chắc đã đến dự" (!"). Ngay buổi sáng hôm 05/9/2004 còn có nhiều cú điện thoại gọi đến hỏi thăm tình hình Anh Văn và đều được trả lời như thế. Lê Đức Anh đinh ninh, lòng bảo dạ và mừng thầm : "Buổi kỉ niệm này sẽ là của ta", nên Thái thượng hoàng mới đóng bộ quân phục đại lễ vào và đeo nhiều huân chương như thế, có cả huân chương trong trận đánh làm Lê Đức Anh bị chột một mắt (thực ra Lê Đức Anh bị chột mắt là do bị bệnh đậu mùa) để huênh hoang với thiên hạ. Không biết nội dung bài viết sẵn mà Lê Đức Anh móc từ trong túi ra ấy nói những gì " Nhưng chắc chắn là bài phản kích lại bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 03/01/2004 và bức thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cũng như dư luận xã hội trong và ngoài nước đang kết tội Lê Đức Anh, Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh ... là những tên phản động, phá hoại Đảng, phá hoại đất nước. Những sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với "Thày Sú chột".
Các tướng lĩnh và anh em Cựu chiến binh rất khâm phục về tài thao lược của vị Tổng tư lệnh và cho rằng Lê Đức Anh đã đại bại, bị hạ "nốc ao" trong trận phục kích này. Thực ra mấy hôm ấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mệt thật, nhưng vì nhớ anh em quá nên Anh Văn đã cố gắng đến dự để gặp gỡ và động viên các chiến sĩ đã một thời cùng Võ đại tướng xông pha trong lửa đạn để có được ngày hôm nay.
Đau như hoạn, Lê Đức Anh về nổi khùng và mắng Nguyễn Chí Vịnh : "Đồ ăn hại !" Con mắt còn lại của Lê Đức Anh đỏ ngầu như lửa, con mắt chột tràn ra một bãi nhầy nhầy !
Chuyện còn dài và còn nhiều chuyện hấp dẫn sẽ xảy ra từ nay cho đến trước và sau Đại hội Đảng X. Xin mời các bạn chú ý theo dõi.